Trong thời đại công nghệ 4.0, khái niệm thiết kế UI/UX – những khái niệm đang dần trở nên quen thuộc và là chủ đề được bàn luận rộng rãi – cần được người làm digital marketing nắm rõ để có thể tối ưu cho sản phẩm của mình. Trong bài viết này, tất tần tật những gì cần biết về thiết kế UI/UX trong marketing sẽ được đề cập để đưa ra cái nhìn rõ ràng và mang tính hệ thống hơn.
Khái niệm về UI/UX
Thiết kế UI/UX là khía cạnh tối quan trọng của một website hay ứng dụng. Hiểu một cách đơn giản và tổng quát nhất, giao diện người dùng (UI -User Interface) là yếu tố khiến người dùng bị thu hút đối với trang web và ứng dụng. Tiếp sau đó, trải nghiệm người dùng (UX -User Experience) chịu trách nhiệm trong việc nâng cao sự hài lòng của người dùng và quá trình chuyển đổi họ thành khách hàng.
Hiện nay, khái niệm UI/UX dần trở nên quen thuộc với những người hoạt động trong lĩnh vực digital marketing, đặc biệt được áp dụng trong việc xây dựng website/ứng dụng của thương hiệu.
Thiết kế UI/UX trong Marketing
Định nghĩa về thiết kế UI
Thiết kế UI (giao diện người dùng) là quá trình cải thiện bản trình bày và tính tương tác của trang web hoặc ứng dụng di động. Mỗi màn hình, trang, các nút và các yếu tố hình ảnh khác được nhìn thấy khi sử dụng một ứng dụng chính là UI của ứng dụng đó.
Người thiết kế UI có nhiệm vụ xây dựng giao diện trở nên hấp dẫn, tương tác và sử dụng được trực quan, đồng thời cũng tối ưu sau quá trình thử nghiệm và đo lường hiệu quả.
Những nhà thiết kế UI đã và đang phát triển giao diện cho ba định dạng:
- Giao diện đồ họa cho người dùng.
- Giao diện điều khiển bằng giọng nói.
- Giao diện dựa trên cử chỉ.
Định nghĩa về thiết kế UX
UX hay trải nghiệm người dùng trong digital marketing, như tên gọi, là thái độ và cảm xúc của một người khi sử dụng sản phẩm, hệ thống hoặc dịch vụ. Vì vậy, việc thiết kế UX đòi hỏi tối ưu hóa từng “điểm chạm” với người dùng, nhằm mục đích mang lại sự hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ.
(Việc tối ưu UX chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng)
Trong chuyên môn thiết kế UX, có 3 yếu tố cốt lõi để cân nhắc kỹ càng:
- Usability (tính khả dụng của website/ứng dụng và các chức năng của website/ứng dụng).
- Accessibility (khả năng tiếp cận).
- User satisfaction (mức độ hài lòng của người dùng).
Vai trò và lợi ích của thiết kế UI/UX trong digital marketing
Mục tiêu hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào là tăng doanh số và nâng cao tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Thiết kế UI/UX đóng một vai trò thiết yếu trong việc đạt được mục tiêu này khi giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và sự hài lòng của khách hàng.
(UI/UX mở ra tăng trưởng từ digital marketing)
Với nhiều lựa chọn trên thị trường, khoảng thời gian để một trang web hay ứng dụng “lôi kéo” khách hàng, giữ chân họ và lấy được cảm tình là khá ít và cần được tận dụng triệt để nhờ thiết kế UI/UX hợp lý. Dưới đây là 4 lợi ích chính của việc tối ưu UI/UX:
Kích thích tăng tương tác
Tạo ra nội dung mà mọi người muốn tương tác mới là một thách thức thực sự. Dù ở dạng văn bản, hình ảnh, quảng cáo hay lời kêu gọi hành động, mọi thứ đều phải thu hút người dùng. Nếu có một giao diện và hành trình trải nghiệm đã được tối ưu, website/ứng dụng cũng sẽ có tỷ lệ tương tác cao nhất.
Tạo dựng sự trung thành
Trải nghiệm người dùng tốt có thể gia tăng mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Một ứng dụng hoặc trang web cung cấp chức năng dễ dàng sử dụng và được hỗ trợ bởi dịch vụ tuyệt vời sẽ khiến người dùng có xu hướng sử dụng nhiều lần hơn, đặc biệt là khi hành trình trải nghiệm của người dùng với thương hiệu có thể diễn ra suôn sẻ và thú vị.
Giúp thương hiệu được đề xuất nhiều hơn:
Thiết kế UI/UX chính là chìa khóa để khuyến khích các đề xuất truyền miệng, nhưng kèm theo đó là chất lượng phải ở mức độ đạt yêu cầu mà người dùng không thể ngừng nói về nó. Một trang web hoặc ứng dụng được thiết kế tốt, dễ sử dụng, cung cấp các tính năng tuyệt vời và hữu ích sẽ khuyến khích mọi người giới thiệu với người khác.
Giảm chi phí phát triển
Tối ưu UI/UX giúp doanh nghiệp có “khung xương” nhất quán cho hướng đi cụ thể trong việc xây dựng website/ứng dụng, tránh trường hợp phải liên tục phải đưa ra các phương án mới, thực hiện khảo sát, nghiên cứu, thử nghiệm… Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí. Cách triển khai tập trung này giúp tạo ra bộ thông số đo lường tốt hơn, giảm nguy cơ thay đổi tính năng và cung cấp nội dung phù hợp hơn. Nó xóa bỏ đáng kể nhu cầu thiết kế lại và cải tiến vào phút cuối.
Các thành phần cốt lõi của thiết kế UI/UX
(5 thành phần cốt lõi trong thiết kế UI/UX)
Information Architecture
Information Architecture (IA) hướng tới việc đáp ứng các chiến lược kinh doanh bằng cách thiết lập cấu trúc thông tin của ứng dụng hoặc trang web. Vai trò chính của IA là cung cấp cho người dùng khả năng điều hướng dễ dàng cho dù họ đang sử dụng trình duyệt nào.
Interaction Design
Interaction design (thiết kế tương tác) là tạo ra thiết kế UI/UX nhắm tới sư tương tác của người dùng với website/ứng dụng. Thiết kế tương tác này bao gồm các yếu tố khác nhau như thẩm mỹ, màu sắc, phông chữ, biểu tượng, hình ảnh, chuyển động, âm thanh, không gian, đồ họa, v.v.
Usability
Usability (tính khả dụng) cũng có thể hiểu như mức độ thân thiện với người dùng, với mục đích tìm hiểu liệu người dùng có nhận được thông tin họ muốn khi sử dụng ứng dụng/trang web hay không. Đồng thời, tính khả dụng còn được áp dụng để làm quá trình xử lý lỗi được “mượt mà” hơn.
Wireframing
Wireframing là việc tạo mẫu website/ứng dụng để kiểm tra các tính năng, giao diện và khả năng sử dụng của ứng dụng/website trước khi khởi chạy.
Visual Design
Visual design (thiết kế hình ảnh) cho website/ứng dụng cũng quan trọng như việc định vị thương hiệu của công ty. Việc hoàn thiện thiết kế hình ảnh có ảnh hưởng đến hành vi của người dùng và là thành phần quan trọng nhất của thiết kế giao diện. Thiết kế hình ảnh không chỉ là lựa chọn hình ảnh, màu sắc, biểu tượng, phông chữ tốt nhất mà còn xác định sự xuất hiện của những yếu tố tác động đến sự tương tác của người dùng.
Những điều bạn nên biết khi tối ưu UI/UX
Đối với UI, việc thiết kế giao diện người dùng tuyệt vời bao gồm việc nghiên cứu và tối ưu những yếu tố này để đạt hiệu quả trong digital marketing:
- Các biểu tượng và nút (Icons and buttons).
- Kiểu chữ (Typography).
- Bảng màu (Colour palette).
- Khoảng cách (Spacing).
- Hình ảnh (Images).
(Có rất nhiều yếu tố cấu thành nên giao diện người dùng.)
Mục tiêu của thiết kế UI là tạo ra một “cảnh quan” của một trang web, ứng dụng, giao diện sản phẩm, tăng nhận diện thương hiệu.
Chuyển sang việc tối ưu UX, người thiết kế sẽ phải khai thác triệt để 3 yếu tố đã được nhắc tới trên đầu bài viết: usability (tính khả dụng của website/ứng dụng và các chức năng của website/ứng dụng); accessibility (khả năng tiếp cận); user satisfaction (mức độ hài lòng của người dùng). Chuyên sâu hơn, dưới đây là ví dụ về một số khía cạnh để tiến hành tối ưu:
- Khả năng tiếp cận thông tin trên trang web của bạn.
- Tốc độ tải.
- Vị trí đặt quảng cáo.
- Quy trình mua hàng.
- Nội dung được cá nhân hóa.
- Độ khó trong việc tiếp cận.
- Tông giọng và “âm hưởng” của thương hiệu.
- Nội dung thích hợp cho mục đích tìm kiếm.
- Gamification: các hình thức trò chơi tương tác trên website hoặc ứng dụng.
(UX hướng tới sự hài lòng của người dùng)
Thiết kế UX tinh chỉnh nhiều khía cạnh như SEO, kiến trúc thông tin của trang web, đáp ứng mục đích của người dùng, chiến lược quảng cáo và nội dung.
Xu hướng UI/UX hiệu quả nhất hiện nay
Animation – Hoạt ảnh: làm các trang web hoặc ứng dụng di động trở nên hấp dẫn hơn.. Trước đây, giao diện người dùng thường chỉ có logo phẳng, biểu tượng, nút, v.v… nhưng giờ đây chúng đang được thay thế bằng các nút động, hiệu ứng,…
Hình minh họa cho web: đang là xu hướng trong lĩnh vực UI và UX. Những hình ảnh minh họa này thường được sử dụng trên các giao diện web làm cho thông tin trở nên rõ ràng và thú vị hơn. Đặc biệt, xu hướng này được sử dụng rộng rãi bởi các blog và trang web dịch vụ khi phù hợp về tính thẩm mỹ, tăng độ tin cậy của thông tin được đưa lên.
Thiết kế 3D: giúp thiết kế có thể thu hút sự chú ý của người dùng và đã được sử dụng trong nhiều trò chơi, phim, media giải trí,… Sự kết hợp giữa hoạt hình và 3D được dự đoán sẽ là xu hướng thiết kế UI/UX được đón nhận mạnh mẽ trong tương lai.
Split Screen (Chia màn hình): Ý tưởng sử dụng đồng thời hai màn hình thu hút rất nhiều người dùng. Nó không chỉ trông bắt mắt mà còn cho phép thu thập nhiều thông tin hơn cùng một lúc.
(Ví dụ về thiết kế Split Screen)
Voice UI (Giao diện người dùng thoại): Các trợ lý AI như Google Home và Alexa đã tiếp quản toàn bộ thế giới trợ lý ảo kỹ thuật số. Mọi người sử dụng các dịch vụ này rộng rãi trong rất nhiều hoạt động. Thực hiện các tác vụ bằng giọng nói sẽ thuận tiện hơn rất nhiều so với việc vận hành một thiết bị bằng các nút và thực hiện tương tự. Tuy nhiên để sử dụng Voice UI, công nghệ và kỹ thuật tương ứng phải ở “cấp độ” rất cao.
Để tối ưu UX/UI hiệu quả
Nếu vẫn đang kéo chuột tới phần này, chính bạn là người dùng UI/UX của Creativa vì thực tế bạn đã và đang có trải nghiệm trên website. Khi mở trang web này, điều đầu tiên bạn gặp được chính là giao diện người dùng (UI) và những gì bạn cảm nhận được chính là một phần trải nghiệm người dùng (UX) mà Creativa mang lại.
Creativa tự hào tham gia nhiều dự án thiết kế UI/UX quy mô, chuyên nghiệp (Ví dụ: website và ứng dụng di động của EVNHANOI, website Festival Huế 2021, website và AR Filter trong dự án Ngưng tạo nghiệp,…). Nếu bạn còn đang thắc mắc, cần được tư vấn hay muốn tìm chuyên gia để thiết kế và tối ưu UI/UX, Creativa sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy!
Chúc các bạn luôn có UI thu hút và UX mang lại sự hài lòng cho tất cả người dùng đến với trang web/ứng dụng của mình!