Top 8 Chiến Dịch Marketing Thành Công Khi Sử Dụng AR Filters

Trong những năm gần đây, AR Filters nhận được nhiều sự chú ý và trở thành “hiện tượng” trong lĩnh vực truyền thông nói riêng và Marketing nói chung. Thực tế, hiệu quả AR Filters trong Marketing đã được minh chứng qua nhiều chiến dịch lớn nhỏ từ các thương hiệu trên khắp thế giới và những thành công mà nó mang lại. Bài viết này sẽ nói về các chiến dịch sử dụng AR Filters một cách xuất sắc, từ đó đúc kết thành những tips để sử dụng công cụ này một cách tối ưu nhất.

Top chiến dịch Marketing thành công khi sử dụng AR Filters

Chiến dịch “Ngưng tạo nghiệp” – Đưa Voi và Tê Tê vào cuộc sống thường ngày

Cuối năm 2020, Chiến dịch “Ngưng tạo nghiệp” được triển khai dưới sự hợp tác của USAID  và Bộ Nông Nghiệp với mục đích nâng cao ý thức cộng đồng để bảo vệ động vật quý hiếm (Voi và Tê Tê). Trong giai đoạn sau của chiến dịch, với ý tưởng đưa Voi và Tê Tê tới gần hơn với cuộc sống thường ngày, “Ngưng tạo nghiệp” đã sử dụng AR Filter, do Creativa thực hiện trên nền tảng Facebook và Instagram để truyền tải thông điệp bảo vệ hai loài động vật này trong cộng đồng

Không sử dụng công nghệ một cách dập khuôn và máy móc, AR Filters “đưa Voi và Tê Tê vào đời sống thường ngày” của chiến dịch đã thể hiện được tính linh hoạt và sự thông minh của AR. Đối tượng được minh họa là Voi và Tê Tê được mô phỏng trên đa dạng các loại mặt phẳng, môi trường thực tế; nhận diện cơ thể người để có thể tương tác.

Với công nghệ hiện đại, AR Filters của chiến dịch dễ dàng hiển thị vật thể 3D dẫn đến sự đơn giản và dễ hiểu cho người dùng muốn trải nghiệm. Không kém phần quan trọng, tính thẩm mỹ của các chủ thể 3D được đánh giá cao khi được sử dụng tích cực bởi đối tượng trẻ em và phụ huynh (một trong những đối tượng tượng mục tiêu quan trọng của chiến dịch). Nói cách khác, tính thẩm mỹ của AR Filters trong “Ngưng tạo nghiệp” đủ thuyết phục để thu hút nhiều lượt thử dùng và chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội.

Chiến dịch đã thu hút được nhiều sự quan tâm trong xã hội, trong đó AR Filters đóng góp một phần không nhỏ trong sự lan tỏa của của “Ngưng tạo nghiệp” trong cộng đồng. Rất nhiều đối tượng đã chia sẻ để thông điệp kêu gọi bảo vệ động vật quý hiếm đã “bùng nổ” trong giai đoạn chiến dịch diễn ra. Với AR Filter, “Ngưng tạo nghiệp” đã nhận được sự chú ý từ công đồng theo đúng mục tiêu được đề ra, mang thông điệp đến với đúng người, đúng thời điểm. “Ngưng tạo nghiệp” đã được công nhận là 1 trong 6 chiến dịch thay đổi thế giới bởi trang báo Marketing Quốc tế uy tín – Campaign.

ASOS – ‘Virtual Catwalk’

Năm 2019, ASOS bắt đầu sử dụng công nghệ AR, tung ra một tính năng có tên Virtual Catwalk, được thiết kế để cho phép người dùng hình dung 100 sản phẩm của ASOS Design. Khi filter nhận diện mặt phẳng, người mẫu AR thử đồ sẽ được hiển thị và di chuyển để người dùng có cái nhìn thực tế hơn về sản phẩm so với xem hình ảnh truyền thống của sản phẩm.

Năm 2020 tới với đại dịch Covid, các người mẫu và nhiếp ảnh gia buộc phải làm việc tại nhà, dẫn đến việc ASOS quyết định mở rộng quy mô sử dụng công nghệ AR “See My Fit” sử dụng để thử quần áo một cách vừa vặn trên người mẫu bằng kỹ thuật số.

Sự đổi mới với công nghệ AR của ASOS chắc chắn đã góp phần vào thành công của nó trong 18 tháng qua, với đỉnh điểm là doanh thu tăng 24% trong sáu tháng đến cuối tháng 2 năm 2021 (theo số liệu ASOS báo cáo).

Pull & Bear – Video Game

Thương hiệu bán lẻ Pull & Bear đã ra mắt “Pacific Game” – một trò chơi AR. Trò chơi mô phỏng một chuyến đi từ California đến Tokyo, trong đó người dùng di chuyển đầu của họ để tránh chướng ngại vật và thu thập điểm trên đường đi.

Được thiết kế rộng rãi cho phương tiện truyền thông xã hội, người dùng có thể chơi Pacific Game thông qua Instagram và Facebook cũng như trang web của Pull & Bear. Cụ thể, trên Instagram, người dùng có thể chơi thông qua tính năng camera trước của Instagram.

Pull & Bear lựa chọn sử dụng AR Game với mục đích tiếp cận giới trẻ khi theo thống kê, 90% Thế hệ Z cũng là game thủ (theo mediapost.com).

Ứng dụng IKEA Studio

Phòng thí nghiệm thiết kế của Ikea, Space10, gần đây đã cải tiến dịch vụ AR của Ikea để tạo ra trải nghiệm đa năng và phong phú hơn.

Trước đây, ứng dụng Ikea Place cho phép người dùng đặt đồ nội thất ảo trong phòng thông qua camera của thiết bị di động. Ứng dụng Ikea Studio hoàn toàn mới mẻ khi cho phép người dùng chụp toàn bộ sơ đồ phòng 3D và thiết kế lại chúng, kết hợp mọi thứ từ cửa sổ, khung cửa đến màu tường và thảm.

Mặc dù không liên quan trực tiếp đến chức năng mua sắm, ứng dụng này của Ikea đã thu hút một lượng lớn khách hàng mới dùng thử để tự thiết kế không gian của họ. Nói cách khác, Ikea sử dụng ứng dụng này có hiệu quả cao trong việc nâng cao độ phủ của thương hiệu và mức độ hài lòng của khách hàng.

Amazon – Nhuộm tóc tại Amazon Salon

Amazon Salon – tiệm làm tóc truyền thống đầu tiên của gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon – được hình thành để thử nghiệm công nghệ bán lẻ mới. Trong đó, tính năng “Point and Learn” cho phép khách hàng có thể chỉ vào sản phẩm họ quan tâm trên kệ trưng bày, sau đó thông tin sản phẩm sẽ xuất hiện trên màn hình hiển thị. Khách hàng có thể quét mã QR trên kệ để truy cập trang sản phẩm trên trang thương mại điện tử.

Ngoài công cụ này, khách hàng cũng sẽ có thể thử nghiệm các sắc thái tóc khác nhau bằng công nghệ AR, trước khi thực sự làm tóc.

Gucci – Giày thể thao “ảo”

Một lý do khiến các thương hiệu bán lẻ đầu tư vào công nghệ AR là giúp khách hàng đưa ra quyết định sản phẩm sáng suốt và tốt hơn. Gucci là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp đầu tiên thực hiện điều này khi đã thêm tính năng AR vào ứng dụng của mình, cho phép người dùng “thử” giày thể thao (sneakers).

Đây là một trong những ví dụ đầu tiên về ‘thời trang kỹ thuật số’ – một khái niệm mà một số người dự đoán sẽ sớm thành công. Sergey Arkhangelskiy, Giám đốc điều hành của AR Wanna, từng trả lời phỏng vấn rằng “trong 5 hoặc có thể 10 năm nữa, một phần tương đối lớn doanh thu của các thương hiệu thời trang sẽ đến từ các sản phẩm kỹ thuật số”.

Adidas – Filter giày thể thao trong thế giới thực

Việc áp dụng công nghệ thử nghiệm AR đã tăng lên ồ ạt do Covid-19 và Adidas là một trong những thương hiệu đầu tiên giới thiệu công nghệ này – chỉ vài tháng trước khi đại dịch xảy ra.

Vào tháng 11 năm 2019, Adidas đã thêm tính năng AR Filter vào ứng dụng iOS của mình, giúp người mua hàng quyết định mua hàng mà không cần vào cửa hàng – một điều đã sớm trở nên khó tránh khỏi đối với thị trường trong đại dịch. Ứng dụng AR của Adidas theo dõi chuyển động của chân, cho phép người dùng xem giày thể thao trông như thế nào trên chân của họ.

Sephora – Virtual Artist

Công cụ ‘Virtual Artist’ của nhà bán lẻ mỹ phẩm Sephora đã có mặt trên ứng dụng của họ từ năm 2016 và vẫn là một trong những ví dụ điển hình nhất về AR trong lĩnh vực làm đẹp. Trong thời gian gần đây, Sephora đã khuyến khích việc sử dụng thay thế cho việc mua sắm tại cửa hàng do tác động của Covid-19.

Công nghệ AR này cho phép người tiêu dùng xem các sản phẩm nhất định (son môi, phấn mắt,…) có thể trông như thế nào trên khuôn mặt của chính họ.

Mục tiêu chính của ứng dụng là thúc đẩy doanh số bán hàng thương mại điện tử khi giải quyết nhu cầu những người tiêu dùng làm đẹp khi họ thường đến cửa hàng vì nghi ngờ về những sản phẩm sẽ trông như thế nào trong đời thực.

Một số người có thể nói rằng ứng dụng này không phù hợp khi việc thử sản phẩm không ở trên da thực tế. Đổi lại, lợi ích của công cụ này là người dùng có thể dùng thử bao nhiêu sản phẩm khác nhau – mà không có tính chất phức tạp hoặc tốn thời gian khi thực hiện nó trong đời thực. Trong khi đó, đây cũng là một niềm vui cho người tiêu dùng và một cách khác để các thương hiệu làm đẹp như Sephora cung cấp yếu tố giải trí và cảm hứng cho trải nghiệm của khách hàng

Tips sử dụng AR Filters hiệu quả

Để sử dụng AR Filters thành công phục vụ các chiến dịch Marketing, ngoài kiến thức cơ bản về công nghệ AR trong lĩnh vực này, kinh nghiệm thực chiến cũng giúp các nhà hoạch định chiến lược có thể đúc kết những quy tắc và lưu ý khi sử dụng công cụ này. Dưới đây là 4 tips “bỏ túi” vô cùng cần thiết cho các chiến dịch sử dụng AR Filters:

#1 Giữ mọi thứ đơn giản

Bản thân công nghệ AR là một khái niệm phức tạp và khi đặt AR Filter vào vị trí của công cụ Marketing sẽ khiến chiến dịch Marketing có rất nhiều chi tiết đáng để lưu tâm. Hãy đảm bảo AR Filter được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, đi thẳng vào trọng tâm. Ngay cả một ý tưởng thông minh cũng sẽ thành công — chỉ cần đảm bảo rằng đó là một ý tưởng đáng nhớ!

#2 Làm trải nghiệm trở nên hữu ích

Tip thứ 2 này tập trung vào tiện ích thực tế của AR. Filter AR trở nên được yêu thích, một phần không nhỏ là nhờ vào tính giải trí và niềm vui nó mang lại. Tuy nhiên khi sử dụng AR, các thương hiệu sẽ phải đối mặt với một “cái bẫy” lớn: sự phô trương.

Hãy đảm bảo rằng, Filter AR được tạo ra để phục vụ trải nghiệm người dùng chứ không nên tập trung vào việc lôi kéo mua hàng. Và chắc chắn rằng, nếu người tiêu dùng thấy trải nghiệm AR Filter là hữu ích, họ sẽ chú ý tới thương hiệu của bạn.

#3 Đừng quên hướng dẫn sử dụng

Đây là một cái “bẫy” khác khi sử dụng AR Filter. Mặc dù đảm bảo không quá phức tạp, hướng dẫn sử dụng vẫn luôn cần thiết khi muốn nhận được sự hài lòng của khách hàng.

AR có thể khá khó hiểu, nhất là lần đầu tiên trải nghiệm nó. Khi đang cân nhắc sử dụng AR Filter của Facebook hoặc Instagram để tạo quảng cáo, điều cực kỳ quan trọng là đừng quên dẫn người dùng vượt ra khỏi giới hạn của ứng dụng. Đó có thể là hướng dẫn làm sao để sáng tạo hơn với AR filter có sẵn.

#4: Đảm bảo tính nhất quán của hình ảnh thương hiệu

Các thương hiệu luôn ưu tiên đặt tính nhất quán về hình ảnh và điều này còn đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực hiển thị AR. Khi nói đến việc tạo chiến lược AR, nhiều chiến lược có vẻ rõ ràng lại có xu hướng gây hiểu lầm nhiều nhất. Nếu chiến lược AR không ưu tiên hình ảnh thương hiệu một cách cụ thể, hình ảnh đại diện thương hiệu về chính nó có thể dễ dàng bị mất giữa biển các chi tiết xung quanh.

Để tránh sai lầm này, các thương hiệu sử dụng các công cụ của môi trường xung quanh, thay vì lạm dụng hình ảnh được AR tạo dựng. Bất kể nội dung hình ảnh nào cũng phải bền bỉ, nhưng tập trung nhiều hơn vào “rung cảm” chung của thương hiệu là cách để giữ vững hình ảnh thương hiệu.

Dịch vụ AR Filters của Creativa

Nắm bắt được xu hướng của thị trường và hiểu rằng công nghệ AR phức tạp có thể đem đến nhiều sai sót khi thực hiện một chiến dịch Marketing, Creativa sẽ là người bạn đồng hành cùng các thương hiệu trong các chiến dịch sử dụng AR Filters thông qua các bước:

  1. Tư vấn sử dụng AR Filters
  2. Thiết kế và cài đặt AR Filters
  3. Hoạt động truyền thông liên quan tới AR Filters

Có thể thấy, AR Filters đang dần khẳng định vị thế của mình trong Marketing hiện tại. Với hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm “thực chiến” với nhiều dự án lớn, Creativa tự tin có thể tư vấn, thiết kế, cài đặt và thực hiện các hoạt động truyền thông liên quan tới AR Filters cho các doanh nghiệp!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *